Hướng dẫn cách làm game trên Scratch với 6 bước đơn giản

Tác giả: Trần Bá Hoàng

Cách làm game trên Scratch là một trong những kỹ năng cơ bản nhưng cực kỳ thú vị cho người mới bắt đầu lập trình. Với nền tảng đơn giản và giao diện kéo thả dễ sử dụng, Scratch giúp bạn tạo ra nhiều trò chơi tương tác chỉ bằng 6 bước nhanh chóng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách làm game trên Scratch chi tiết

Scratch là ngôn ngữ lập trình trực quan, được thiết kế đặc biệt để giúp người mới làm quen với thế giới lập trình dễ dàng hơn, đặc biệt là trong Lập trình Game. Cách làm game trên Scratch cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 6 bước sau đây:

Bước 1: Lên ý tưởng cho game muốn thiết kế

Bước nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt tay vào tạo trò chơi trên Scratch chính là việc lên ý tưởng thật chi tiết. Ý tưởng ở đây bao gồm cốt truyện của game, hình ảnh, âm thanh, cách thức điều khiển nhân vật, tương tác,…

Càng đầu tư lên ý tưởng ngay từ ban đầu, bạn sẽ càng dễ dàng hình dung ra sản phẩm cuối cùng và tiết kiệm thời gian trong quá trình lập trình. 

Lên ý tưởng cho trò chơi muốn thiết kế trên Scratch
Lên ý tưởng cho trò chơi muốn thiết kế trên Scratch

Bước 2: Thiết kế giao diện

Sau khi đã hình dung rõ nét về trò chơi của mình, chúng ta sẽ tiến hành thiết kế giao diện. Một giao diện đẹp giúp tạo ấn tượng tốt với người chơi, tăng tính thẩm mỹ và góp phần hỗ trợ nội dung game. Những yếu tố bạn cần chú ý bao gồm:

  • Hình ảnh: Cách làm game trên Scratch nên chọn hình ảnh chất lượng cao, phù hợp theo phong cách của game và dễ nhận biết.
  • Màu sắc: Sử dụng màu sắc hài hòa, tạo điểm nhấn và tránh gây mỏi mắt cho người chơi.
  • Bố cục: Sắp xếp các yếu tố trên màn hình sao cho hợp lý, tạo sự cân đối và dễ nhìn.
  • Hiệu ứng: Thiết lập hiệu ứng chuyển động, âm thanh nhằm tăng thêm sự sinh động và hấp dẫn cho trò chơi.
Thiết kế phần giao diện game
Thiết kế phần giao diện game

Bước 3: Tạo chuyển động phù hợp

Bước tiếp theo trong cách làm game trên Scratch là tạo ra những chuyển động mượt mà và chân thực. Chuyển động không chỉ giúp nhân vật di chuyển mà còn tạo ra những tương tác thú vị, thu hút mọi người khám phá và trải nghiệm.

Nền tảng Scratch đã cung cấp sẵn cho chúng ta kho tàng các khối lệnh chuyển động đa dạng. Từ những khối lệnh đơn giản như “đi tới”, “quay”, “thay đổi kích thước” đến hành động phức tạp hơn như “lặp lại”, “nếu…thì”,… Chỉ cần một chút sáng tạo và kiên trì, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những trò chơi với chuyển động ấn tượng trên Scratch.

Tạo ra các chuyển động cho từng nhân vật
Tạo ra các chuyển động cho từng nhân vật

Bước 4: Thiết lập kết quả mục tiêu cho trò chơi

Bất kỳ tựa game nào cũng cần có mục tiêu cụ thể để người chơi hướng tới. Việc thiết lập mục tiêu giúp tạo ra điểm kết thúc cho trò chơi, trở thành động lực và tăng tính cạnh tranh cho người chơi. Cách làm game trên Scratch để xây dựng mục tiêu hiệu quả như sau:

  • Mục tiêu rõ ràng: Mục tiêu cần phải dễ hiểu và cụ thể để tất cả người chơi nắm bắt được.
  • Tăng dần độ khó: Các mục tiêu nên được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần nhằm tạo ra thử thách cho người chơi.
  • Phần thưởng: Khi đạt được mục tiêu, người chơi nên nhận được thưởng để tạo động lực cố gắng.
Đặt kết quả mục tiêu cho trò chơi
Đặt kết quả mục tiêu cho trò chơi

Bước 5: Tạo hiệu ứng, âm thanh

Trong cách làm game trên Scratch không thể bỏ qua bước tạo âm thanh, hiệu ứng. Bằng việc sử dụng nhạc nền, âm thanh của nhân vật, tiếng động, âm báo,… đem lại bầu không khí đặc trưng cho trò chơi. Bên cạnh đó, bạn nên thiết lập thêm các hiệu ứng như nhấp nháy, mờ dần, nổ, phép thuật,… giúp game tăng tính sinh động và hấp dẫn.

Thêm hiệu ứng và âm thanh sinh động
Thêm hiệu ứng và âm thanh sinh động

Bước 6: Test game và sửa lỗi (nếu có)

Sau khi đã hoàn tất các công đoạn phát triển, bước cuối cùng là tiến hành kiểm tra game kỹ lưỡng. Việc này nhằm mục đích phát hiện và khắc phục mọi lỗi kỹ thuật, đảm bảo trải nghiệm giải trí của người dùng được liền mạch và thú vị.

Bằng cách chơi thử, bạn có thể đánh giá hiệu suất, cân bằng game và phát hiện những điểm chưa hợp lý. Từ đó, có hướng điều chỉnh kịp thời mang đến một sản phẩm game chất lượng cao.

Chơi thử game để sửa lỗi, nếu có
Chơi thử game để sửa lỗi, nếu có

Hướng dẫn cách làm một số game đơn giản trên Scratch

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm game trên Scratch với một số trò chơi phổ biến. Bạn có thể tham khảo để lấy thêm ý tưởng, tự tạo ra sản phẩm độc đáo của riêng mình.

Game đuổi bắt

Xác định mục tiêu

Đầu tiên, bạn phải xác định rõ mình muốn tạo game đuổi bắt đơn giản để giải trí hay muốn tập trung vào yếu tố nào đó như tốc độ, chiến thuật? Điều này sẽ giúp chúng ta định hình các tính năng trong trò chơi.

Thiết kế nhân vật

  • Người chơi: Có thể là một chú mèo, một con robot,… Quan trọng nhân vật phải dễ nhận biết và có những hành động linh hoạt.
  • Mục tiêu: Có thể là một con chuột, một quả bóng hoặc đối tượng bất kỳ khác. Nên tạo sự tương phản về màu sắc hoặc hình dáng của nhân vật mục tiêu giúp người chơi dễ dàng nhận ra.

Tạo nền

Hình nền mê cung, thành phố hoặc đơn giản là không gian trống. Nền nên có đủ các vật cản nhằm tăng thêm tính thử thách. Bạn có thể thêm list vật phẩm đặc biệt như tăng tốc, giảm tốc, hiệu ứng bất ngờ.

Đặt lệnh cho nhân vật

  • Di chuyển: Sử dụng lệnh di chuyển để điều khiển nhân vật người chơi và tạo ra hành động ngẫu nhiên cho đối tượng mục tiêu.
  • Va chạm: Dùng lệnh kiểm tra va chạm nhằm xác định khi nào người chơi bắt được mục tiêu.
  • Điểm số: Tính toán và hiển thị điểm số cho người chơi.
  • Kết thúc game: Xác định điều kiện kết thúc game, ví dụ như khi hết thời gian hoặc lúc người chơi đạt được số điểm nhất định.

Thêm âm thanh, hình ảnh và thử nghiệm

Sử dụng các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh làm cho game sinh động hơn. Sau đó, chạy game để kiểm tra xem trò chơi có lỗi gì cần điều chỉnh không. Bạn nên thu thập thêm ý kiến của bạn bè, người thân chơi thủ giúp cải thiện game tốt nhất.

Cách làm game đuổi bắt trên Scratch
Cách làm game đuổi bắt trên Scratch

Game hứng táo

Lên ý tưởng

Cách làm game trên Scratch với trò chơi hứng táo, bạn cần dành thời gian nghiên cứu nhiều phiên bản game hứng táo khác nhau: đơn giản, nhiều cấp độ, có vật cản, có điểm thưởng,… Từ đó lên ý tưởng, chọn phong cách đồ họa và xác định đối tượng người chơi.

Thiết kế giao diện

Tạo các đối tượng cơ bản gồm giỏ, táo, phông nền. Bạn nên chọn màu sắc, hình dạng dựa trên ý tưởng ban đầu. Bằng cách sử dụng công cụ vẽ hoặc chỉnh sửa hình ảnh phù hợp.

Lập trình chuyển động

  • Giỏ: Sử dụng lệnh di chuyển theo trục x khi nhấn các phím mũi tên trái, phải. Đặt giới hạn di chuyển để giỏ không đi quá màn hình.
  • Táo: Tạo hiệu ứng rơi tự do bằng cách tăng giá trị tọa độ y theo thời gian. Nên đặt thêm yếu tố đa dạng như táo rơi nhanh, chậm, táo đặc biệt,…

Xử lý va chạm và tính điểm

Dùng lệnh kiểm tra va chạm giữa giỏ và táo, khi hứng được tào vào giỏ điểm số sẽ tăng lên. Điềm hiển thị trên màn hình cho phép người chơi dễ dàng theo dõi.

Thêm âm thanh và hiệu ứng

Bạn nên chọn các đoạn nhạc nền phù hợp. Kết hợp cùng hiệu ứng âm thanh cho từng sự kiện như hứng được táo thành công, bỏ lỡ táo, bắt đầu và kết thúc game tạo sự sôi động cho trò chơi.

Hoàn thiện và thử nghiệm

Khi game đã có hình hài, chúng ta sẽ tiến hành thử nghiệm nhằm khám phá nội dung mà mình đã tạo ra. Trong quá trình chơi, bạn sẽ nhận ra nhiều ý tưởng hay ho để nâng cấp trò chơi. Chẳng hạn như tăng tốc độ rơi của táo theo thời gian, thêm vật cản, tạo cấp độ chơi khó dần,… 

Khám phá cách lập trình game hứng táo quen thuộc
Khám phá cách lập trình game hứng táo quen thuộc

Game đua xe

Tạo đối tượng xe và tùy chỉnh

Bước đầu tiên trong cách làm game trên Scratch với trò đua xe là tạo đối tượng xe. Bạn chỉ cần nhấn vào “Choose a Sprite from Library” để chọn xe từ thư viện hoặc tự vẽ xe của riêng mình. Sau đó, điều chỉnh kích thước, vị trí xe sao cho phù hợp với màn hình và đường đua.

Thiết kế đường đua và vật thể khác

Sử dụng “Backdrops” chọn hình nền cho đường đua. Bạn có thể thiết kế thêm những đối tượng như cột mốc, cây cối hoặc các xe khác giúp cho đường đua trở nên sinh động.

Lập trình chuyển động cho xe

Mở tab “Code” trên giao diện lập trình Scratch và sử dụng danh sách khối lệnh để điều khiển xe. Cụ thể như sau:

  • When green flag clicked: Nhấn vào biểu tượng “Green Flag” để khởi động trò chơi.
  • Forever: Mọi mã lệnh trong khối này sẽ được thực hiện liên tục.
  • Move [amount] steps: Điều chỉnh xe di chuyển một số bước nhất định.
  • Turn [direction] [degrees] degrees: Xoay xe theo góc xác định theo hướng đã chọn.
  • If on edge, bounce: Trường hợp xe chạm vào cạnh màn hình, nó sẽ tự động đổi hướng.

Tính điểm và thời gian

Tăng điểm khi người chơi vượt qua các cột mốc hoặc thu thập vật phẩm. Điểm số sẽ hiển thị trên màn hình bằng mã lệnh  “say [message]”. Đồng thời, bạn có thể sử dụng khối lệnh “wait [seconds]” giúp đếm thời gian hoàn thành cuộc đua.

Tạo âm thanh và hiệu ứng

  • Âm thanh: Thêm hiệu ứng âm thanh như tiếng động cơ, tiếng va chạm, tiếng reo hò khi thắng cuộc.
  • Hiệu ứng: Bổ sung các hiệu ứng hình ảnh như nổ, khói khi va chạm.

Chơi thử nghiệm

Việc chơi thử giúp bạn phát hiện ra những lỗi nhỏ, chỗ chưa được hoàn hảo như xe bị kẹt, điểm số không tăng hay đường đua có chỗ bất thường. Từ đó, có phương án sửa chữa phù hợp giúp tạo ra sản phẩm game hoàn hảo nhất.

Thử sức bằng trò chơi đua xe trên Scratch
Thử sức bằng trò chơi đua xe trên Scratch

Lời kết

Hy vọng với hướng dẫn cách làm game trên Scratch trên đây, bạn có thể tự tay tạo ra những trò chơi thú vị và hấp dẫn. Đừng ngại thử nghiệm các ý tưởng mới và sáng tạo thêm cho dự án của mình. Chúc bạn thành công trong hành trình lập trình và phát triển game trên Scratch nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *